Đồ họa máy tính Tụ quang

Trong đồ họa máy tính, hầu hết các hệ thống kết xuất hiện đại đều hỗ trợ tạo hình tụ quang. Một số phần mềm còn thậm chí hỗ trợ tụ quang khối. Điều này được thực hiện bằng cách dò tia các đường đi có thể của chùm sáng, có tính toán khúc xạ và phản xạ. Ánh xạ photon là một trong những cách thực hiện như vậy. Tụ quang khối cũng có thể tạo ra được bằng cách dò đường thể tích. Một số hệ thống đồ họa máy tính hoạt động bằng cách "dò tia phía trước" trong đó các photon được mô hình hóa đến từ nguồn sáng và dội qua lại xung quanh môi trường theo các quy tắc đã định. Tụ quang hình thành ở những vùng có đủ photon chiếu tới trên một bề mặt sẽ khiến nó trở nên sáng hơn khu vực bình thường trong bối cảnh. Phương pháp kỹ nghệ "dò tia đảo ngược" hoạt động theo cách ngược lại bắt đầu từ bề mặt và xác định xem có đường đi trực tiếp đến nguồn sáng hay không.[7] Một số ví dụ về tụ quang tia 3D có thể được tìm thấy ở đây.

Trọng tâm của hầu hết các hệ thống đồ họa máy tính là tính thẩm mỹ hơn là độ chính xác vật lý. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến đồ họa thời gian thực trong các trò chơi trên máy tính[8][9] trong đó các kết cấu hình ảnh chung được tính toán sẵn trước chủ yếu được sử dụng thay vì tính toán chính xác về mặt vật lý.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tụ quang http://www.theeshadow.com/h/caustic/ http://vietcad.com/tin-tuc-su-kien/tu-quang-co-o-k... http://mathworld.wolfram.com/CircleCatacaustic.htm... //doi.org/10.1119%2F1.2344572 http://www.dualheights.se/caustics/caustics-water-... http://atoptics.co.uk/fz552.htm http://atoptics.co.uk/fz564.htm https://developer.nvidia.com/gpugems/GPUGems/gpuge... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1996PhTea..34..5... https://archive.org/details/principlesofopti0006bo...